TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Tuesday,
06/12/2022
0

 

  Cháy nổ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và tài sản. Để phòng chống được cháy nổ xảy ra, điều quan trọng là phải biết chúng phát sinh từ đâu và lan truyền như thế nào ?

  Từ đó, khoa học đã nghiên cứu và chế tạo nên các loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy nhằm khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn từ những vụ cháy, nổ, mang lại sự an toàn cho mọi người ?

I. Hệ thống PCCC là gì?

         Hệ thống phòng cháy chữa cháy là một giải pháp mà nó có thể giúp cho công tác phòng cháy chữa cháy một cách chủ động và đủ điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở (Theo điểm a, d và đ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ).

         Nó có thể phát hiện ra đám cháy từ lúc mới hình thành và dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất bằng phương pháp tự động hoặc bán tự động.

         Ngoài ra, nó còn giúp cho việc thoát nạn và công tác cứu nạn của lực lượng chữa cháy đảm bảo an toàn nhất, không để lại các hậu quả nghiêm trọng.

Hình 1.1 Hệ thống PCCC

         Ngoài các phương tiện chữa cháy thủ công cho lực lượng chữa cháy thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất ra các thiết bị có thể kết hợp với nhau để tạo nên các loại hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.

         Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đã cụ thể hóa việc quản lý nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy qua các văn bản Luật và Việt Nam chúng ta cũng không là ngoại lệ.

         Khi trang bị hệ thống cho một công trình xây dựng tại Việt Nam, ngoài việc xem hướng dẫn của nhà sản xuất thì chúng ta vẫn phải áp dụng theo các quy định hiện hành để có một hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt và chấp hành luật pháp Việt Nam.

II. Hệ thống PCCC gồm những gì?

         Hệ thống phòng cháy chữa cháy được trang bị cho nhà và công trình bao gồm:

1. Hệ thống báo cháy tự động:

         Hệ thống báo cháy (hệ thống phát hiện cháy): Hệ thống báo cháy tự động bao gồm sự kết hợp của các cảm biến và đầu báo, giúp phát hiện sự xuất hiện của lửa, khói, nhiệt và các sự cố khác liên quan đến cháy, nổ trong tòa nhà.

mo-hinh-he-thong-bao-chay

Ảnh 2: Mô hình hệ thống báo cháy tự động

         Có nhiều loại hệ thống báo cháy tự động với các chức năng khác nhau như:

- Hệ thống báo cháy thông thường: 

         Là hệ thống phát hiện được đám cháy theo khu vực (một hoặc nhiều đầu cảm biến trong một khu vực).

- Hệ thống báo cháy địa chỉ:

         Một hệ thống mà có thể phát hiện chính xác vị trí đám cháy và được thể hiện trên màn hình điều khiển.

- Hệ thống báo cháy thông minh:

         Là hệ thống có cả hai khả năng của các hệ thống trên mà nó còn đo được một số thông số về cháy của các đầu báo cảm biến như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy.

- Hệ thống báo cháy bằng tay:

         Hệ thống này báo cháy khi kích hoạt các nút nhấn, nút kéo báo cháy, thường tích hợp chung với 03 hệ thống báo cháy trên.

- Thiết bị báo cháy cục bộ:

         Thiết bị này là các đầu cảm biến có thể nhận tín hiệu từ khói hoặc khí cụ thể để phát tín hiệu báo cháy trên chính thiết bị đấy.

Hệ thống báo cháy gồm những gì?

Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện...

* Tham khảo thêm bài viết cụ thể về hệ thống báo cháy.

2. Hệ thống chữa cháy

         Hệ thống chữa cháy (cũng như Hệ thống cung cấp nước chữa cháy): Đây là hệ thống sẽ được vận hành bằng thủ công hoặc tự động dùng để dập tắt các đám cháy bằng các chất chữa cháy khác nhau.

         Tham khảo tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760:1993 thì hệ thống chữa cháy bao gồm:

- Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà (Hệ thống chữa cháy vách tường):

         Là hệ thống chữa cháy được lắp đặt trên tường ở bên trong các công trình.

mo-hinh-phong-bom-chua-chay

Hình II.2.1 Mô hình phòng bơm chữa cháy

- Hệ thống họng nước chữa cháy ngoài nhà:

         Là hệ thống chữa cháy được lắp đặt trên các trụ, họng ở bên ngoài các công trình (có thể dùng cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp).

Khi thiết kế và lắp đặt hệ thống này cần tham khảo thêm các tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy ngoài.

- Hệ thống chữa cháy tự động:

         Là hệ thống chữa cháy được điều khiển tự động khi xảy ra cháy. Bao gồm các hệ thống như:

+ Hệ thống chữa cháy Sprinkler:

         Là hệ thống chữa cháy tự động xả nước khi ngọn lửa tác động ở một nhiệt độ xác định tới các đầu phun sprinkler.

         Hệ thống sprinkler là một trong những hệ thống thường gặp nhất trong hệ tự động.

+ Hệ thống chữa cháy Drencher:

         Khi kích hoạt hệ thống chữa cháy này, chúng sẽ tạo ra một bức tường nước, giúp ngăn ngừa sự lan truyền của ngọn lửa và khói khí độc sang các khu vực lân cận.

+ Ngoài ra hệ thống chữa cháy tự động còn có các hệ thống được thiết kế đặc thù cho các chất chữa cháy khác nhau.

Ví dụ: hệ thống chữa cháy bằng khí, cacbon dioxit, sol – khí, bọt, bột, nước,…

he-thong-chua-chay-bang-khi

Hình II.2.2 Hệ thống chữa cháy bằng khí

         - Bình chữa cháy: là một thiết bị chữa cháy tại chỗ mà nhiều người biết đến nhất, chúng có mặt khắp nơi. Bình chữa cháy có nhiều loại chất chữa cháy để chữa cháy ví dụ: bột, bọt, CO2, …

* Tham khảo thêm bài viết về hệ thống chữa cháy.

3. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn

- Hệ thống đèn sự cố:

         Là hệ thống phân phối ánh sáng để đảm bảo an toàn cho người di tản khỏi khu vực hiểm nguy hoặc phục vụ giải quyết tình hình hiểm nguy trước khi sơ tàn khỏi khu vực đấy khi nguồn cung cấp cho chiếu sáng thông thường bị sự cố.

         Chiếu sáng sự cổ bao gồm chiếu sáng đường thoát nạn, chiếu sáng gian phòng và chiếu sáng cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoạt động.

- Hệ thống đèn thoát nạn:

         Là hệ thống cung ứng ánh sáng để bảo đảm dễ dàng nhận diện các đường thoát nạn trong nhà và công trình, song song giúp phát hiện các vật cản trong giai đoạn thoát nạn.

Hình II.3.1 Đèn chỉ hướng thoát nạn

4. Hệ thống thu lôi chống sét:

         Là hệ thống có chức năng thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình.

mo-hinh-he-thong-chong-set

Hình II.4.1 Mô hình hệ thống chống sét

5. Hệ thống hút khói (Hệ thống kiểm soát khói):

         Hệ thống này được sử dụng để kiểm soát khói từ đám cháy, giúp cho việc thoát nạn từ đám cháy dễ dàng nhất.

Hình II.5.1 Hệ thống hút khói đặt trên ngoài xí nghiệp

III. Hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

         Khi bắt đầu thiết kế xây dựng một công trình chúng ta phải xác định bậc chịu lửa của nhà xưởng, tòa nhà,… các quy định khác tại các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng để tính toán đảm bảo về mặt xây dựng.

         Để có một hệ thống phòng cháy chữa cháy được hoạt động một cách tối ưu nhất thì trước khi triển khai thi công, lắp đặt một hệ thống chữa cháy chúng ta phải thiết kế hệ thống chữa cháy, hệ thống báo cháy,… áp dụng từ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

TCVN 2622-1995

Hình III.1 TCVN 2622-1995

* Tham khảo thêm về các bài viết hướng dẫn các quy định về trang bị hệ thống PCCC của chúng tôi trước khi thiết kế nhé.

IV. Lắp đặt hệ thống PCCC

         Sau khi thiết kế một hệ thống PCCC chung cư, tòa nhà, nhà xưởng,… thì chúng ta tiến hành lắp đặt PCCC cho các công trình đó theo đúng thiết kế đã được cơ quan quản lý nhà nước duyệt (nếu có).

         Việc lắp đặt một hệ thống PCCC là cần thiết cho sự an toàn của người hoạt động trong tòa nhà.

         Hệ thống này nên lắp đặt bởi một trong các công ty dịch vụ chuyên lắp đặt và có chứng chỉ đủ điều kiện về PCCC, họ sẽ lắp đặt các thiết bị cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật.

         Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự mua thiết bị, vật tư phòng cháy chữa cháy thì có thể tham khảo phần tiếp theo của chúng tôi.

Hình IV.1 Sơ đồ lắp đặt hệ thống báo cháy

V. Q&A của hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy (hệ thống PCCC) tiếng anh là gì?

         Được dịch theo sát nghĩa của Việt Nam bao gồm hệ thống phòng cháy và hệ thống chữa cháy, vì vậy nếu dịch chúng ta sẽ dịch hệ thống phòng cháy chữa cháy tiếng anh là "Fire prevention and fighting system".

- Chi phí lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu?

         Hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt để bảo vệ tòa nhà khỏi lửa và khói.

         Chúng cũng được sử dụng như một biện pháp an toàn cho bất kỳ tòa nhà nào.

         Hệ thống phòng cháy có thể tốn kém và chi phí lắp đặt khác nhau tùy thuộc vào loại hệ thống bạn chọn.

         Nếu bạn định lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, bạn sẽ cần thuê một chuyên gia chuyên về lĩnh vực này hoặc tìm người có kinh nghiệm tư vấn cho bạn các hệ thống này trước khi tự lắp đặt.

- Ai nên sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy?

         Hệ thống phòng cháy chữa cháy rất quan trọng để giữ an toàn cho ngôi nhà và tài sản của bạn. Nếu bạn gặp hỏa hoạn, hệ thống này có thể cứu mạng bạn.

         Hệ thống này được quy định cụ thể trong Luật, Nghị định, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam về công tác PCCC, khi bạn mở một cơ sở kinh doanh, không ít thì nhiều đều phải trang bị theo quy định.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: